fbpx

Bánh nậm Huế – món ngon nổi tiếng cố đô

Tuy là một món ăn đặc trưng xứ Huế nhưng hiện nay bánh nậm đã được bày bán tại rất nhiều vùng miền trên cả nước. Đây là món bánh được đánh giá là có hương vị thơm ngon, dễ ăn và vô cùng dễ làm. Hãy cùng tìm hiểu về loại bánh này cũng như cách làm bánh nậm ngay tại nhà nhé!

Bánh nậm – Đặc sản lâu đời của người dân xứ Huế

Ngoài những đặc sản mà mọi người thường biết khi tìm hiểu văn hóa ẩm thực của người Huế như bánh bèo, bún bò, bánh khoái,…thì nơi này còn có món bánh nậm vô cùng nổi tiếng. Bánh nậm được đánh giá là một trong những món ăn vặt ngon nhất tại cố đô, thu hút số lượng lớn du khách tới thưởng thức hằng năm. 

Nguồn gốc của cái tên bánh nậm cho tới nay vẫn chưa có lời giải đáp. Thậm chí, những gia đình có truyền thống làm bánh nậm 50 năm tại cố đô Huế cũng không biết lý do xuất hiện cái tên của loại bánh này. 

Người dân Huế chỉ biết rằng, bánh nậm đã đi sâu vào trong tiềm thức văn hóa của họ, đi vào cả những câu hát ru nổi tiếng “Chiều chiều bánh nậm lênh dinh…”. Ý chỉ việc người dân mang các hàng bánh nậm lên kinh thành bày bán. 

Học cách làm bánh nậm ngay tại nhà

Bạn có thể chế biến món bánh nậm thơm ngon ngay tại nhà theo công thức chuẩn vị mà chúng tôi chia sẻ ngay trong phần dưới đây. 

Nguyên liệu làm bánh nậm “chuẩn Huế”

  • 250g bột gạo
  • 50g bột năng
  • 100g tôm
  • 100g thịt nạc
  • 600ml nước 
  • 100g bột màu điều

Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ để thực hiện món bánh này như: bếp gas, tô, nồi, muỗng,….

Cách làm bánh nậm Huế tại nhà

Quy trình làm bánh nậm Huế bao gồm các giai đoạn như sau: 

Giai đoạn làm nhân bánh

Bạn tiến hành sơ chế tôm và thịt bằng cách bóc vỏ tôm, rửa sạch, băm nhuyễn. Thịt nạc cũng rửa sạch, băm nhuyễn và để chung với tôm. Ướp hai loại nguyên liệu này với một ít muối, đường, bột ngọt, hạt nêm và tiêu cho thấm đều các loại gia vị. 

Đặt chảo lên bếp, mở lửa vừa rồi cho vào bên trong chào 2 – 3 muỗng dầu ăn. Cho hành băm, tỏi băm vào chảo để phi đến khi thơm vàng thì cho hỗn hợp thịt, tôm đã ướp vào đảo nhanh tay cho đến khi chúng tơi nhỏ trên bếp. 

Sau khi xào sơ phần tôm, thịt trong vòng 1-2 phút thì bạn có thể cho thêm một chút bột màu điều để tạo màu đỏ đẹp mắt cho phần nhân bánh. Xào thêm một lúc cho tới khi quan sát thất tôm và thịt đã chín thì tắt bếp là xong phần chế biến nhân bánh nậm. 

Giai đoạn làm bột bánh

Phần bột bánh được chế biến bằng cách trộn bột bạo, bột năng đã chuẩn bị ban đầu cùng với nước lọc, dầu ăn. Cho thêm vào hỗn hợp bột này 1 muỗng canh đường và ¼ muỗng cafe muối. 

Sau khi hòa tan bột, bạn đặt nồi lên bếp và khuấy nhanh tay trong lừa nhỏ. Quan sát thấy bột đặc lại và chuyển sang màu trong là được, tắt bếp để nguội. 

Lưu ý: 

  • Tỷ lệ bột và nước phải được pha đúng với lượng nguyên liệu ban đầu thì bột bánh mới đạt độ dẻo dai. Thông thường tỷ lệ bột : nước là 1 : 2. 
  • Bạn phải tiếp tục khuấy đều tay sau khi tắt bếp cho đến khi bột sệt lại, mịn và không lợn cợn để tránh hiện tượng ốc trâu bột. 

Giai đoạn gói bánh

Chuẩn bị lá chuối để gói bánh bằng cách rửa sạch lá sau đó trụng qua nước sôi có pha một ít muối để cho lá mềm nhưng vẫn giữ được màu xanh tự nhiên. Bạn cũng có thể làm cho lá mềm bằng cách hơ lá chuối trên lửa trước khi gói bánh nậm. 

Cắt lá thành những miếng hình chữ nhật có kích thước là 15 x 20 cm. Bôi một chút dầu ăn lên mặt không gân của lá chuối và phết thêm một lớp bột mỏng , cho nhân tôm thịt nằm ở ngay chính giữa phần bột. 

Gấp hai bên mép lá lại, bẻ hai đầu và tạo cho bánh một hình chữ nhận. Sau đó bạn dùng tay vuốt nhẹ mặt bánh, tán đều để phần bột được dàn đều nhẹ nhàng. Gói bánh xong thì bạn chỉ cần đặt bánh vô xửng rồi đem đi hấp trong vòng 10 – 15 phút. 

Lưu ý: Tỷ lệ chuẩn chỉnh khi gói bánh nậm là 1 thìa bột rải đều với ¾ thìa nhân và vuốt đều tay cho bánh mỏng, đẹp. 

Giai đoạn làm nước chấm

Ăn bánh nậm thì không thể nào thiếu nước chấm đậm đà, ngon miệng. Bạn có thể pha nước chấm bằng cách cho một ít nước mắm và đường lên bếp nối sôi cho tới khi lượng đường tan hết, thêm một ít nước lọc để giảm độ mặn của phần nước mắm này. 

Sau khi nước mắm nguội thì cho thêm tỏi băm, ớt băm và nước cốt chanh để gia tăng hương vị thơm ngon. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà bạn gia giảm các phần gia vị này sao cho phù hợp nhất nhé. 

Văn hóa thưởng thức bánh nậm “chuẩn Huế”

Thưởng thức bánh nậm “chuẩn Huế” cũng là một yếu tố vô cùng nghệ thuật. Thông thường, ở Huế người ta sẽ chia việc thưởng thức bánh nậm thành hai phong cách khác nhau: 

  • Một số người sẽ bóc và xếp bánh ra dĩa
  • Một số người lại để nguyên bánh trên lá chuối để cảm nhận hương thơm ngào ngạt của lá. 

Bóc những chiếc bánh nậm ra đến đâu là hương thơm lan tỏa ra tới đó. Từng lớp lá xanh mướt dần được mở ra hé lộ bên trong một chiếc bánh nậm trắng ngần cùng lớp nhân mịn màng lấp loáng. 

Sự kết hợp giữa màu xanh của lá gói, màu trắng của bánh và màu gạch của nhân tôm thịt tạo nên một tổng thể hài hòa, gợi vị thơm ngon đến khó cưỡng. Có thể nói bánh nậm là một món ăn hoàn hảo, kích thích mọi giác quan của người thưởng thức. 

Người Huế ăn chung bánh nậm với một ít nước mắm được rưới lên bề mặt bánh. Sau đó từ từ cảm nhận vị mềm của bánh hòa quyện với chút beo béo của thịt tôm, thơm thơm của hành lá, cay nồng của hạt tiêu và phảng phất hương lá chuối ngào ngạt. 

Ngoài bánh nậm tôm thịt, hiện nay người Huế còn biến tấu ra món bánh nậm chay với nguyên liệu từ bột đậu xanh, đường, lá dứa,…phục vụ cho thực khách ăn chay trường hoặc để cúng các ngày lễ, ngày mùng 1, ngày rằm,…

Bột đậu xanh hòa với nước lá dứa đun sôi trên lửa nhỏ, khuấy đều cho tới khi bột trong vắn rồi gói với nhân đậu xanh đã nấu chín, trộn đường. Bánh nậm chay khi ăn đem tới vị ngọt, bùi của đậu xanh kết hợp với hương thơm dịu nhẹ của lá dứa. 

100,000 
115,000 
100,000 
115,000 

Đặt mua bánh nậm thơm ngon ở đâu?

Nếu chưa có dịp đến xứ Huế thưởng thức bánh nậm và cũng không có thời gian gói bánh tại nhà thì bạn vẫn có thể đặt mua phần bánh nậm 20 cái tại Đặc Sản Miền Trung. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn phần 20 bánh nậm sống nhân tôm thịt cho thơm ngon cho khách hàng. 

Đây là phần bánh phù hợp để chuẩn bị cho bữa sáng, các buổi dã ngoại, tiệc cuối tuần hoặc bữa ăn xế trong ngày. Bánh mua tại Đặc Sản Miền trung có thể bảo quản trữ đông lên tới 2 tuần. Khi cần ăn bạn chỉ cần lấy bánh ra bỏ vào xửng và hấp trong vòng 15 – 20 phút là có thể thưởng thức liền mà không cần rã đông. 

Ngoài bánh nậm, Đặc Sản Miền Trung chuyên cung cấp các loại bánh trái thơm ngon, thực phẩm bổ dưỡng như bánh lọc, nem chiếc, chả heo, thịt riêu, thịt cua, nem cua bể, chà bông, chả cá,…

Các loại thực phẩm được đăng bán tại đây đều đã trải qua kiểm định an toàn thực phẩm trước khi đến tay khách hàng. Cần mua bánh nậm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua Cửa hàng kinh doanh Đặc Sản Miền Trung: 

Bài viết liên quan
/** Tạo nút gọi điện thoại, zalo, messenger/ */